Nội Dung Bài Viết
Phong thủy đóng một vai trò rất quan trọng trong việc chọn hướng đất, xây nhà, thiết kế nhà ở…Một trong số các dụng cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xem hướng theo tuổi, mệnh và cung mệnh trong phong thủy đó là La Kinh Phong Thuỷ.
Vậy cách sử dụng la kinh như thế nào và ý nghĩa từng tầng trên la kinh là gì? Mời bạn đón đọc bài viết dưới đây của La Kinh Tiếng Việt để hiểu rõ hơn về vật dụng phong thủy đa năng này nhé.
Đặc điểm của la kinh phong thủy
La kinh phong thủy là gì?
La kinh phong thủy là một dụng cụ không thể thiếu khi cần xem hướng tốt xấu hợp mệnh hợp tuổi, ngũ hành, can chi, bát quái, phương vị,… La kinh thường có cấu tạo nhiều tầng, theo các chuyên gia nếu la kinh phong thủy càng sở hữu nhiều tầng thì kết quả đo đạc càng chi tiết. Hiện nay giá bán la kinh phong thủy không quá cao, bạn có thể mua để phục vụ cho nhu cầu xem hướng nhà.
Hình ảnh thực tế chiếc la kinh phong thủy
Phân loại la kinh phong thủy
Theo thiết kế
La kinh phong thủy có thể được ứng dụng trong nhiều mục đích khác nhau, mỗi mục đích sẽ có các thiết kế tương ứng. Trong đó thiết kế phổ biến nhất là la kinh phong thủy 36 tầng và la kinh phong thủy 24 sơn hướng. Mặt khác, kích thước của la kinh cũng được sản xuất theo nhiều loại khác nhau, có loại lớn với đầy đủ chi tiết và cũng có các loại nhỏ gọn dạng bỏ túi.
Theo chủng loại
Từ thời nhà Minh, la kinh phong thủy đã được chia thành ba loại chủ yếu là:
- La kinh Tam hợp: Cấu tạo của loại la kình này gồm 3 tầng chính là Địa bàn chính châm, Nhân bàn trung châm và Thiên bàn phùng châm. La kinh tam hợp có 24 phương vị. Nếu kết hợp các tầng và phương vị với nhau bạn sẽ xác định được hướng một cách dễ dàng.
- La kinh Tam nguyên: Cấu tạo của loại la kình này gồm 1 tầng và 24 phương vị. Đặc biệt la kinh Tam nguyên có thêm tầng 64 quẻ Dịch.
- La kinh Tổng hợp: Loại la kình này được thiết kế vô cùng phức tạp, gồm nhiều tầng, nhiều phương vị và nội dung khó hiểu.
Từ xa xưa, la kinh phong thủy đã được phân chia thành nhiều loại khác nhau
Cách sử dụng la kinh phong thủy trong làm nhà
Trước khi sử dụng la kinh phong thủy để xem hướng làm nhà, bạn cần đảm bảo xung quanh không có các đồ vật kim loại vì sẽ làm ảnh hưởng đến độ chính xác của la kinh. Nếu có thể hãy đặt la kinh trên kệ gỗ có thể xoay được.
Cách đo các hướng trong nhà như sau:
- Đo hướng nhà: Đầu tiên hãy xác định tâm nhà một cách chuẩn xác nhất. Sau đó đặt la kinh tại điểm tâm nhà và chú ý xoay la kinh sao cho chi đỏ dọc của nó hướng thẳng ra trước nhà. Tiếp theo, bạn xoay mặt la kinh sao cho kim chỉ Nam chỉ đúng vào 1800 độ. Lúc này bạn sẽ xác định được hướng tốt xấu của ngôi nhà.
- Hướng cửa: Đặt la tinh vào vị trí hướng của ngạch cửa sao cho đường chỉ đỏ hướng theo.
- Vị cửa: Dựa vào tâm nhà và hướng nhà theo 24 sơn hướng, bạn tiến hành đối chiếu để xác định cửa mở thuộc sơn hướng nào, thì đó chính là vị cửa của căn nhà.
Hướng dẫn sử dụng la kinh phong thủy theo cung trạch
Bước 1: Xác định mệnh trạch của gia chủ
Theo phong thủy, nếu có được quái số từng người, bạn sẽ xác định được mệnh trạch. Có hai loại mệnh trạch là:
Đông tứ trạch | Tây tứ trạch |
Chấn: hướng ĐôngLy: hướng NamKhảm: hướng BắcTốn: hướng Đông Nam | Càn: Tây BắcKhôn: Tây NamCấn: Đông BắcĐoài: Tây |
Mệnh Đông tứ trạch là nhóm người có quái số 1, 3, 4, 9 và Tây tứ trạch là nhóm người có quái số 2, 6, 7, 8.
Bạn có thể dựa vào công thức sau để tính quái số theo năm sinh:
Ví dụ, một người sinh năm 1984, lấy 1+ 9+8+4 =22; 2+2=4. Nếu là nam giới, hãy lấy 10 – 4 = 6. Nếu là nữ, hãy lấy 5 + 4 = 9.
Như vậy, nam giới sinh năm 1984 có quái số là 6 và nữ giới sinh năm 1984 có quái số là 9. Lưu ý, trường hợp con số cuối cùng là 5, bạn hãy quy về 2 đối với nam và quy về 8 đối với nữ.
Sau khi có quái số theo năm sinh, bạn có thể tra theo bảng dưới đây để xác định cung mệnh tương ứng:
Số | Cung mệnh tương ứng với Nam | Cung mệnh tương ứng với Nữ |
Số 1 | Cung Khảm | Cung Cấn |
Số 2 | Cung Ly | Cung Càn |
Số 3 | Cung Cấn | Cung Đoài |
Số 4 | Cung Đoài | Cung Cấn |
Số 5 | Cung Càn | Cung Ly |
Số 6 | Cung Khôn | Cung Khảm |
Số 7 | Cung Tốn | Cung Khôn |
Số 8 | Cung Chấn | Cung Chấn |
Số 9 | Cung Khôn | Cung Tốn |
Dựa vào bảng trên ta có nam giới sinh năm 1984 thuộc cung Khôn (hướng Tây Nam), và nữ sinh năm 1984 thuộc cung Tốn (hướng Đông Nam).
Bước 2: Xác định hướng la kinh phong thủy dựa vào cung trạch
Ở bước 1, bạn đã tìm được cung trạch của mình, tiếp theo sẽ đến bước xác định hướng la kinh dựa vào cung trạch. Cụ thể:
- Nếu là cung trạch Cấn: chọn 2 tầng đầu tiên của la kinh tính từ ngoài vào là tầng 16 – 15. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Ngũ Quỷ. Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Càn: chọn 2 tầng là tầng 10 – 9. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Lục Sát (gồm sao Ôn Hoàng – Tấn Tài – Trường bệnh). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Đoài: chọn 2 tầng là tầng 12 – 11. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Họa Hại (gồm sao Vượng Tân- Tấn Điền – Khộc Khớp). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Khôn: chọn 2 tầng là tầng 14 – 13. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Tuyệt Mạng (gồm sao Tự Ái – Vượng Trang – Hưng Phước). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Chấn: chọn 2 tầng là tầng 2-1. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Thiên Y (gồm sao Xương Dâm – Thân Hôn – Hoan Lạc). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Khảm: chọn 2 tầng là tầng 6 – 5. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Phục Vị (gồm sao Vượng Tâm – Tấn Điền – Khộc Khớp). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Ly: chọn 2 tầng là tầng 8 -7. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Phước Đức (gồm sao Vượng Tâm – Tấn Điền – Khốc khớp). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
- Nếu là cung trạch Tốn: chọn 2 tầng là tầng 4 – 3. Trường hợp bạn đo cửa chính thuộc hướng chính Bắc, sau khi áp la kinh vào sẽ hiện ra cung Sinh Khí (gồm sao Từ Ải – Vượng Trang – Hưng Phước). Tương tự thực hiện với các hướng còn lại.
Sử dụng la kinh phong thủy sẽ không khó nếu bạn nắm rõ các nguyên tắc của nó
Các tầng của la kinh phong thủy
Tầng số 1 : Thiên trì
Đây là tầng đặt Kim chỉ nam.
Tầng số 2: Tiên thiên bát quái
Tầng này gồm có 8 quái, chia thành tiên thiên và hậu thiên được sắp xếp theo thứ tự. Tiên thiên bát quái dùng để xác định vị trí của các phương gồm Càn Nam, Khôn Bắc,Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, và Cấn Tây Bắc. Mỗi phương vị cách nhau 45 độ.
Tầng số 3: Hậu thiên bát quái
Hậu thiên bát quái gồm 8 phương vị là: Ly Nam, Khảm Bắc, Chấn Đông, Đoài Tây, Tốn Đông Nam, Cấn Đông Bắc, Khôn Tây Nam, và Càn Tây Bắc.
Tầng số 4: 12 vị địa chi
Ở tầng này sẽ có 12 vị địa chi là: Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi. Mỗi vị địa chi tượng trưng cho một phương vị cách nhau 30 độ.
Tầng số 5: Tọa gia cửu tinh
Tọa gia cửu tinh gồm:
- Cấn bính tham lang mộc
- Tốn cấn cự môn Thổ
- Khảm Quý Thìn Phá quân Kim
- Khốn Ất Phù bật Thổ Mộc.
Tầng số 6: Tên nhị thập tinh
Tầng này gồm có 24 thiên tinh phối hợp với 24 vị.
Tầng số 7: Kim chính của địa bàn
Trong la tinh phong thủy thường có 3 kim và 3 bàn. 3 bàn đều phân ra thành 24 cách, mỗi cách chiếm 15 độ.
Tầng số 8: Tiết khí 4 mùa.
Tầng này gồm có 24 tiết khí trong 1 năm.
Tầng số 9: Xuyên sơn thất thập nhị long
Tầng này gồm có 60 Giáp Tý và bát can tứ duy tạo thành 72 long.
Tầng số 10: Ngũ gia ngũ hành
Tầng này gồm có ngũ hành, song sơn ngũ hành, bát quái ngũ hành, huyền không ngũ hành, và hồng phạm ngũ hành.
Ở mỗi tầng trên la kinh phong thủy sẽ có những phương vị và ý nghĩa khác nhau
Trên đây là tất tật các thông tin chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về la kinh phong thuỷ, ý nghĩa và cách sử dụng la kinh đúng cách. Hy vọng chúng tôi đã cung cấp cho bạn những nội dung hữu ích nhé.